Không dùng trứng như là một thực phẩm chủ yếu cho trẻ sơ sinh.
(và các bài sưu tầm về thuốc nam)
Trứng gà có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho cơ thể con người. Trứng giàu DHA và lecithin, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của của hệ thần kinh và cơ thể con người, nó có thể tiếp thêm sinh lực cho cho não và ngăn ngừa giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Mặc dù trứng là rất bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏo nhưng khi ăn trứng bạn cần phải chú ý và đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Nếu không, nó có thể mang lại một số tác dụng phụ cho cơ thể.
Trứng gà chứa nhiều vitamin và khoáng chất (Ảnh: Internet)
Không dùng trứng như là một thực phẩm chủ yếu cho trẻ sơ sinh
Để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh, một số bà mẹ thường cho con cái của họ ăn trứng mỗi bữa ăn. Điều này có thể làm cho trẻ bị khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. Bởi vì do chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa chưa trưởng thành và sự bài tiết của các enzym tiêu hóa khác nhau là không đủ, vì vậy ăn trứng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi không nên ăn lòng trắng trứng
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, các bà mẹ có thể cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối rất yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới. Đối với lòng trắng trứng, trẻ sơ sinh không nên ăn cho đến khi trẻ được một tuổi. Điều này là bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị dị ứng nếu họ ăn lòng trắng trứng.
Không cho trẻ ăn trứng nấu chưa chín
Trứng là rất dễ bị nhiễm khuẩn, thậm chí cả khi trứng không bị vỡ. Vì vậy, trứng nên được chiên trong 3 phút hoặc đun sôi cho 7 phút. Nếu không, nó có thể dễ dàng dẫn đến nhiễm khuẩn. Bởi vì cấu trúc của trứng sống rất chặt chẽ, làm cho protein khó khăn để được tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể. Chỉ khi trứng được nấu chín đủ thời gian, cấu trúc của protein có thể trở thành lỏng lẻo và protein có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể.
Không cho trẻ ăn trứng khi bị sốt
Bởi vì trứng là một loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, vì vậy sau khi trẻ ăn trứng, cơ thể sẽ sản xuất nhiệt bổ sung, nó không có lợi cho sự phục hồi của các trẻ bị sốt.
Cách chế biến trứng:Không nên ăntrứng gà sống mà nên luộc (hoặc nấu chín) để phòng nhiễm khuẩn... Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách luộc trứng: Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Cách chọn chứng: Cần đảm bảo trứng không bị nứt, rạn hoặc quá hạn sử dụng. Đối với trứng gà vỏ trắng hoặc vỏ vàng nâu: Màu vỏ trứng khác nhau không có nghĩa là thành phần dinh dưỡng của trứng khác nhau. Trứng gà vỏ trắng hay vỏ vàng nâu đều có chung những thành phần dinh dưỡng. Đối với trứng gà công nghiệp , loại gà này được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn hữu cơ, có tác dụng giảm lượng độc tố tồn tại trong trứng, thông qua thức ăn.
Đặc biệt, loại trứng gà omega3. Loại gà này được nuôi hoàn toàn bằng hạt cây lanh (giàu axit béo omega 3). Tuy nhiên,trứng gà loại này thường đắt và chưa phổ biến trên thị trường.
Sưu tầm
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực phẩm chống rụng tóc
Đây là loại thực phẩm giàu silica, dưỡng chất thúc đẩy sự tăng trưởng và ngăn ngừa tóc gãy rụng. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất tốt hơn.
6. Hải sản:------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thực phẩm chống rụng tóc
Có rất nhiều cách giúp bạn khắc phục được tình trạng rụng tóc, trong đó chế độ dinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng. Nhưng bạn nên “kết thân” những loại thực phẩm nào - điều đó không phải ai cũng biết? TGGĐ sẽ “mách nước” cho bạn!
1. Cà-rốt:
Cà-rốt không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho thị lực mà còn là dưỡng chất tuyệt vời dành cho da đầu. Khi da đầu khỏe mạnh, mái tóc sẽ giàu độ ẩm, trở nên bóng mượt. Ngoài cà-rốt ra, bạn nên bổ sung thường xuyên trái cây, rau quả, cá hồi, ngũ cốc… trong bữa ăn hằng ngày, bởi đây là những thực phẩm tuyệt vời cho mái tóc khỏe mạnh.
2. Đậu xanh:
Mặc dù đậu xanh không giàu chất chống ô-xy hóa hay chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như các thực phẩm khác, nhưng chúng chứa nguồn sắt, kẽm và vitamin B dồi dào. Đây là những dưỡng chất cần thiết duy trì sự chắc khỏe cho mái tóc.
3. Trứng:
Trứng là một trong những người “bạn thân” của tóc, bởi chúng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin B12, sắt, kẽm và a-xít béo omega-6. Thiếu bất kỳ vitamin hay khoáng chất trên, tóc đều trở nên yếu, dễ gãy rụng. Ngoài ra, đây cũng là nguồn chứa biotin (vitamin B7), một “trợ thủ” đắc lực giúp phòng ngừa và hạn chế rụng tóc.
4. Sữa ít chất béo:
Các loại thực phẩm được làm từ sữa ít chất béo như sữa không kem, sữa chua là nguồn can-xi phong phú, một nguồn khoáng chất quan trọng cho sự tăng trưởng của tóc. Bổ sung một hộp sữa chua hay phô-mai vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự gãy rụng của tóc.
5. Giá đỗ:1. Cà-rốt:
Cà-rốt không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho thị lực mà còn là dưỡng chất tuyệt vời dành cho da đầu. Khi da đầu khỏe mạnh, mái tóc sẽ giàu độ ẩm, trở nên bóng mượt. Ngoài cà-rốt ra, bạn nên bổ sung thường xuyên trái cây, rau quả, cá hồi, ngũ cốc… trong bữa ăn hằng ngày, bởi đây là những thực phẩm tuyệt vời cho mái tóc khỏe mạnh.
2. Đậu xanh:
Mặc dù đậu xanh không giàu chất chống ô-xy hóa hay chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như các thực phẩm khác, nhưng chúng chứa nguồn sắt, kẽm và vitamin B dồi dào. Đây là những dưỡng chất cần thiết duy trì sự chắc khỏe cho mái tóc.
3. Trứng:
Trứng là một trong những người “bạn thân” của tóc, bởi chúng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin B12, sắt, kẽm và a-xít béo omega-6. Thiếu bất kỳ vitamin hay khoáng chất trên, tóc đều trở nên yếu, dễ gãy rụng. Ngoài ra, đây cũng là nguồn chứa biotin (vitamin B7), một “trợ thủ” đắc lực giúp phòng ngừa và hạn chế rụng tóc.
4. Sữa ít chất béo:
Các loại thực phẩm được làm từ sữa ít chất béo như sữa không kem, sữa chua là nguồn can-xi phong phú, một nguồn khoáng chất quan trọng cho sự tăng trưởng của tóc. Bổ sung một hộp sữa chua hay phô-mai vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự gãy rụng của tóc.
Đây là loại thực phẩm giàu silica, dưỡng chất thúc đẩy sự tăng trưởng và ngăn ngừa tóc gãy rụng. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất tốt hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng đó là do cơ thể thiếu kẽm. Kẽm giúp cơ thể phát triển, giữ cho các tuyến bã nhờn xung quanh chân tóc hoạt động bình thường. Khi lượng kẽm trong cơ thể thấp, các nang tóc trở nên yếu, khiến sợi tóc dễ gãy rụng. Nguồn thực phẩm chứa kẽm nhiều nhất đó chính là hải sản như sò, tôm, hàu…
Phương Linh
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Cây xanh “đuổi” rắn:
Trồng cây xanh quanh nhà vốn là việc rất tốt vì vừa mang lại bóng mát vừa có tác dụng trang trí và ý nghĩa phong thủy. Hơn nữa, nếu biết lựa chọn loại cây xanh thích hợp, bạn có thể giúp rắn tránh xa nhà mình.
Nói đến lợi ích của cây xanh, nhiều người lại nhắc về khả năng dụ hoặc xua đuổi rắn. Hầu như, vùng miền nào cũng có “lời đồn” về các thực vật có khả năng trên. Dù vậy, theo lương y Công Đức, chỉ một số loại cây mới có thể dụ hoặc xua đuổi rắn. Cây xua rắn đương nhiên sẽ rất có lợi, thế nhưng, nếu thiếu hiểu biết, trồng phải những cây có khả năng dụ rắn vào nhà thì rất nguy hiểm.
“Khắc tinh” của rắn:
Việt Nam có khoảng 145 loài rắn. Trong đó có 31 loài rắn độc (18 loài trên cạn, 13 loài ở biển). Khi cắn, Nọc độc sẽ theo ống rỗng trong răng độc truyền sang người. Răng độc có thể bị gãy nhưng sẽ mọc lại sau một khoảng thời gian.
1. Cây ném:
Thuộc họ hành, thường được gọi là hành tăm, hành trắng. Đây là một loại gia vị đặc biệt vì tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi nên khi ngửi được mùi từ xa là các loài rắn đã tìm cách lẩn tránh và không dám đến gần. Vì vậy, người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà để “trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà. Theo lương y Nguyễn Công Đức, nếu muốn dùng nén “đuổi” rắn thì nên trồng thành hàng liên tục bao quanh nhà, hàng rào hay trồng trong các chậu cây đặt trước nhà. Khi ngửi được mùi của cây nén, rắn sẽ chuyển hướng bò sang nơi khác.
Hoa lan tỏi còn được gọi với những cái tên quen thuộc là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng, hoa bâng khuâng… Đây là một loại cây có thân leo, hoa màu tím, thường được trồng trên cổng nhà. Chúng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, chống rôm sảy... nên là một vị thuốc an thần tốt, giúp bổ thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng... Vì lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng hơn cả tỏi nên mới được đặt tên là lan tỏi. Và cũng nhờ có mùi cay nồng khó chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa những khu vực có trồng cây này.
Sắn dây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nó còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát… Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa.
1. Bạch hoa xà thiệt thảo:
Còn được gọi là cỏ lưỡi rắn trắng, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo... Đây là loại cỏ mọc bò ở những nơi ẩm, ưa mát, sống quanh năm. Chúng có mặt ở ba miền, thường thấy ở bên vệ đường, mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Lá cây có hình mác thuôn, dài khoảng 1,5 - 3,5cm, rộng 1 - 2mm, nhọn ở đầu, dai, gần như không có cuống, lá có khía răng cưa ở đỉnh. Đến mùa, hoa nở trắng xóa. Hoa nhỏ có đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu. Người dân thường gọi loài cây này là cỏ lưỡi rắn trắng vì rắn rất thích ở gần loài cây này, ở đâu có chúng là ở đó có rắn.
Cây này còn có tên gọi khác là đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, bạch tuyết hoa. Bạch hoa xà thuộc họ đuôi công, sống ở nơi ẩm mát. Cây cao khoảng 0,3 - 0,6m, thân xù xì. Lá mọc so le, hình trái xoan. Hoa có màu trắng, mọc ở ngọn và nách lá. Cây ra hoa quanh năm, nhiều nhất vào tháng 5, 6. Cây này có thể trồng bằng một đoạn cành hoặc phần thân ở gần gốc. Nó phát triển tốt ở nơi ẩm mát, đất tơi xốp, có nhiều mùn. Tuy là cây có mùi hương thu hút rắn nhưng theo lương y Công Đức, trong Đông y, loài cây này là dược liệu quý được dùng để chữa viêm da, sỏi mật, viêm gan, ung thư hay làm sáng mắt...
Sa nhân cao 1,5 - 2,5m, quả hình cầu, mặt ngoài có gai ngắn, mềm, màu tím, có vị ngọt nên thường là thức ăn của loài chuột, sóc, nhím… Trong khi đó, rắn lại rất thích ăn chuột. Vì vậy, mùa sa nhân tím kết trái cũng là lúc rắn tìm về những nơi có cây sa nhân tím để săn mồi. Do đó, nó được xem là một loài thực vật “dụ” rắn. Sa nhân tím ưa ẩm, chịu bóng mát, thường mọc thành đám ở ven rừng, nhiều nhất là theo hành lang các khe suối. Vì vậy, khi đi rừng, người dân nên cẩn trọng, chớ đi gần khu vực có nhiều sa nhân vào mùa cây này kết trái.
Rắn là loài động vật săn mồi từ khi trời chập choạng tối đến sáng hôm sau. Vì vậy, hàm lượng và độ độc của nọc rắn lúc này sẽ nhiều hơn thông thường. Nếu bị rắn cắn vào thời điểm này, nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn. Theo kinh nghiệm Đông y, có thể dùng trái đu đủ non để sơ cứu tại chỗ vết rắn cắn nhằm giữ tính mạng cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:
- Thắt garo cách vết rắn cắn 5 - 10cm về tim, xiết vừa đủ chặt. Cứ 20 phút lại nới nhanh về phía tim khoảng 5cm.
- Nặn máu độc ra cho đến khi hết.
- Dùng dao đâm vào trái đu đủ non (cỡ bằng một nắm tay).
- Lấy bông gòn thấm mủ đu đủ rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
- Có thể dùng garo định vị miếng bông gòn trên vết cắn.
- Bổ nhỏ trái đu đủ (lấy cả vỏ lẫn hạt), giã nát.
- Thêm 1 chén nước vào, khuấy đều.
- Vắt lấy nước rồi cho người bị rắn cắn uống. Cứ 15 phút uống một lần. Mỗi lần 3 muỗng canh, cho đến khi muốn đi đại tiện.
- Sau đó, chuyển bệnh nhân đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để tiếp tục chữa trị.
Ngoài việc sử dụng cây xanh, nếu muốn xua đuổi rắn ra khỏi khu vực sinh sống, hoặc để rắn không lại gần mình, người dân có thể chế thuốc để đuổi rắn bằng cách lấy 10 củ nén giã nhỏ trộn với 5g hùng hoàng hoặc dùng 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi, giã nhỏ, đựng vào một túi vải, đeo bên mình. Mùi dược liệu bốc ra sẽ làm rắn tránh xa.
(Theo dược sĩ Đỗ Huy Bích)
Quan niệm sai lầm
Một số người cho rằng cây sả, cây lưỡi hổ cũng có tác dụng xua đuổi rắn. Tuy nhiên, theo lương y Công Đức, cây sả chỉ là một loại gia vị thường dùng để làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn làm từ rắn chứ không hề có chức năng đuổi rắn. Còn cây lưỡi hổ (còn gọi là cây lưỡi cọp vằn, hổ thiệt vằn, hổ vĩ) không có tác dụng đuổi rắn. Vì loài cây này không tiết ra tinh dầu hoặc chất gì có thể làm rắn sợ mà tránh xa cả.
Sưu Tầm
----------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------